Festival Huế
- Thời gian: vào các năm chẵn
- Địa điểm tổ chức: thành phố Huế
Festival Huế được tổ chức 2 năm một
lần, lần đầu tiên vào năm 1992 và kéo dài đến nay. Ban đầu lễ hội
có tên là Festival Việt-Pháp, đến năm 2000 thì đổi tên là Festival
Huế. Đây là một sự kiện văn hóa lớn tôn vinh những giá trị truyền
thống tại mảnh đất cố đô.
Mỗi lần tổ chức, Festival Huế lại
có những chủ đề khác nhau như năm 2018 chủ đề là “ Di sản văn hóa
với hội nhập và phát triển – Huế 1 điểm đến 5 di sản”, năm 2020 chủ
đề là: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế luôn luôn
mới”. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ có dịp được thưởng thức
những màn biểu diễn cực kỳ hấp dẫn như biểu diễn nghệ thuật đường
phố, ngâm thơ, các buổi trưng bày đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống
và xem các bộ phim lịch sử.
Festival Huế năm 2018
Lễ hội áo dài
Huế
- Thời gian: trong thời gian Festival
Huế - Địa điểm tổ chức: thành phố Huế
Lễ hội áo dài là một trong lễ hội
Huế được mọi người mong chờ nhất. Đây là một chương trình đặc biệt
trong mỗi kỳ Festival Huế. Mỗi khi lễ hội áo dài được tổ chức, các
nhà thiết kế trên khắp đất nước đều tụ hội về Huế để tham gia. Mỗi
mùa lễ hội, lượng khách đến Huế rất đông, bạn nên cân nhắc
đặt khách sạn
Huế sớm để có giá tốt nhất và tránh tình trạng cháy
phòng.
Trình diễn tại lễ hội áo dài
Huế
Du khách tham dự lễ hội sẽ có cơ
hội chiêm ngưỡng vô vàn những chiếc áo dài độc đáo được thiết kế đa
phong cách từ cổ điển đến hiện đại. Đặc biệt dưới sự trình diễn của
những người mẫu chuyên nghiệp, những chiếc áo dài càng trở nên lộng
lẫy khiến bạn khó có thể rời mắt.
Lễ hội điện Hòn Chén
- Thời gian: mùng 2 -3 tháng 3 và mùng
8 – 10 tháng 7 âm lịch hằng năm - Địa điểm tổ chức: Điện Hòn Chén
Lễ hội điện Hòn Chén được tổ chức
hai lần một năm nhằm thể hiện lòng biết ơn đến Thánh mẫu Thiên Y A
Na – vị thần sáng tạo ra đất đai, cây cối, … và dạy người dân cách
trồng trọt. Tại lễ hội, các nghi thức được diễn ra hết sức long
trọng bao gồm: Lễ cung nghinh Thánh mẫu hồi loan về điện, lễ cầu
nguyện quốc thái dân an, lễ phóng sinh – phóng đãng, …
Lễ hội điện Hòn Chén
Nhưng có lẽ điểm nhấn của lễ hội
nằm ở đám rước Thánh Mẫu vì nghi lễ này được cử hành trên những
chiếc bằng (một phương tiện di chuyển trên mặt nước của người xứ
Huế). Mỗi chiếc bằng đều có bàn thờ Thánh Mẫu, long kiệu do các
trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng cùng với các bà mang theo bình hương,
ống trầu, bình trà, … Nhờ có nét độc đáo này mà lễ hội Điện Hòn
Chén được coi là lễ hội Huế về văn hóa dân gian trên dòng sông
Hương, hằng năm thu hút rất nhiều du khách tới khám phá.
Hội vật làng Sình
- Thời gian: ngày 10 tháng Giêng âm
lịch - Địa điểm tổ chức: đình làng Lại Ân
(còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang
Tiếp theo trong danh sách lễ hội
Huế độc đáo chính là hội vật làng Sình. Tính đến nay, lễ hội đã có
hơn 200 năm tuổi nhưng mỗi lần tổ chức vẫn đều mang đậm giá trị văn
hóa truyền thống.
Để thể hiện tinh thần thượng võ và
sức khỏe của mình, các đô vật tham gia hội vật làng Sình muốn vượt
qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ. Sau đó,
sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng thi này, các đô vật phải vượt qua
1 đối thủ nữa mới lọt được vào chung kết. Người chiến thắng cuối
cùng sẽ nhận được giải “Cạn” – một giải thưởng vô cùng danh giá với
số tiền thưởng cũng khá lớn.
Bất cứ ai cũng đều có thể tham gia
lễ hội này nên khi đến Huế vào khoảng ngày 10 tháng Giêng, nếu bạn
tự tin về thể lực của mình thì hãy tham dự hội vật làng Sình
nhé!
Hội vật làng Sình
Lễ hội cầu ngư Huế
- Thời gian: ngày 12 tháng Giêng âm
lịch - Địa điểm tổ chức: làng Thai Dương Hạ,
thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang
Khi du lịch
Huế, bạn đừng bỏ lờ lễ hội cầu ngư được tổ chức vào ngày 12
tháng Giêng âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, trước ngày hội chính,
người dân đã bắt đầu cúng bái và chuẩn bị chu đáo cho lễ hội. Các
nghi thức cúng tế được diễn ra long trọng, theo đúng quy trình với
sự tham gia của hầu hết chủ thuyền. Phần hội gồm nhiều màn trình
diễn, trò chơi hấp dẫn trên cạn mô tả quá trình đánh cá của ngư dân
cùng với hội đua trải náo nhiệt trên đầm phá.
Lễ hội cầu ngư Huế
Cầu ngư là lễ hội Huế được tổ chức
để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng đã có công dạy cho dân nghề
đánh cá và buôn bán ghe mành. Đồng thời, khi tổ chức lễ hội này,
người dân địa phương cũng mong cầu một cuộc sống no ấm, đủ đầy, có
thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông
nước.
Lễ hội Huế Bài Chòi
- Thời gian: mồng 1 đến mồng 10
Tết - Địa điểm tổ chức: làng Thanh Thủy, xã
Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy
Hiện nay, Thanh Thủy Chánh là làng
duy nhất của Thừa Thiên – Huế còn duy trì được hội bài chòi. Nét
độc đáo của lễ hội này nằm ở sự sáng tạo và nhanh trí của người
chơi: từ những câu ca dao xưa mà người rao bài có thể sáng tác ra
vô vàn câu vè dí dỏm, điệu hò gần gũi, quen thuộc nhưng lại rất độc
đáo.
Lễ hội Huế Bài Chòi từ lâu đã trở
thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân làng Thanh
Thủy nói riêng và người Huế nói chung. Đây cũng là dịp để mọi người
gặp gỡ, giao lưu và giải trí trong những ngày đầu năm mới.
Hội bài chòi Huế
Hội đua ghe
Huế
- Thời gian: ngày 2/9 dương lịch
- Địa điểm tổ chức: bờ Sông Hương trước
trường Quốc Học
Là một người có
kinh nghiệm du lịch Huế, chắc chắn bạn sẽ biết đến lễ hội đua
ghe – lễ hội được người dân tổ chức để thể hiện niềm hân hoan, vui
sướng vào mỗi dịp Quốc Khánh. Đối tượng tham gia lễ hội chủ yếu là
nam – nữ thanh niên đến từ các phường, xã trong huyện và thành phố.
Người tham gia sẽ được chia thành một độ cúng, 7 độ tiền và một độ
phá (9 đội đua).
Lễ hội đua ghe Huế
Hội đua sẽ bắt đầu sau một hồi
trống và được diễn ra trong không khí rất sôi nổi, hào hứng dưới sự
cổ vũ nhiệt tình của người lớn tuổi và trẻ em. Đây là một trong
những lễ hội Huế hết sức đặc biệt vì được tổ chức theo ngày dương
lịch, dưới hình thức một môn thể thao rèn luyện tinh thần và sức
khỏe.
Hội Minh Hương Huế
- Thời gian: 14 – 16 tháng 7 âm lịch
hằng năm - Địa điểm tổ chức: Làng Minh Hương, xã
Điền Hải, huyện Phong Điền
Lễ hội Huế cuối cùng mà BestPrice
muốn giới thiệu đến bạn là hội Minh Hương. Sở dĩ có tên gọi như vậy
vì lễ hội này được tổ chức tại làng Minh Hương, xã Điền Hải. Vì
muốn tỏ lòng biết ơn của mình tới Thần Khai canh cũng như cầu mong
một mùa đi biển an bình, ấm no nên người dân địa phương đã tổ chức
lễ hội này hằng năm. Ngoài phần lễ tế diễn ra hết sức trang nghiêm,
lễ hội cũng có nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn như đua thuyền,
rước thuyền, …
Vậy là bạn đã cùng Vnnavitìm
hiểu về top 8 lễ hội Huế mang đậm nét văn hóa truyền thống. Nếu bạn
đang tò mò và muốn khám phá những lễ hội này, hãy đặt
ngay vé
máy bay đi Huế hoặc tour Huế tại Vnnaviđể có những trải nghiệm
tuyệt vời nhất!
Phương Thảo
Nguồn ảnh: Internet
Cùng chủ đề